Low-code là gì? Hướng dẫn toàn diện về low-code

Low-code là gì? Hướng dẫn toàn diện về low-code

Low-code là gì?

Low-code là một cách tiếp cận phát triển phần mềm cho phép xây dựng ứng dụng nhanh và giảm bớt việc lập trình thủ công.

Low-code là một tập hợp các công cụ cho phép phát triển trực quan các ứng dụng thông qua mô hình hóa và giao diện đồ họa. Low-code cho phép các nhà phát triển bỏ qua việc viết code thủ công, đẩy nhanh quá trình đưa ứng dụng vào sản xuất.

Theo Gardner, low-code được dự báo sẽ đóng góp hơn 65% hoạt động phát triển ứng dụng vào năm 2024 và áp lực cung cấp các giải pháp kỹ thuật số để ứng phó với đại dịch COVID-19 càng đẩy nhanh sự chuyển dịch này.

Để hiểu được mức độ phổ biến ngày càng tăng của low-code, điều quan trọng là phải hiểu khái niệm, thành phần của nền tảng low-code và những vấn đề mà low-code giải quyết.

Dưới đây là giao diện của một nền tảng phát triển low-code điển hình:

  1. IDE trực quan (Môi trường thiết lập giao diện người dùng, quy trình làm việc và mô hình dữ liệu của ứng dụng, nếu cần có thể bổ sung code viết tay)
  2. Trình kết nối với các dịch vụ hoặc các back-ends khác nhau (Tự động xử lý cấu trúc dữ liệu, lưu trữ và truy xuất)
  3. Trình quản lý vòng đời ứng dụng (Các công cụ tự động để xây dựng, debug, triển khai và duy trì ứng dụng trong quá trình thử nghiệm, dàn dựng và sản xuất)

Low-code giải quyết được vấn đề gì?

Áp lực đối với các công ty CNTT trong việc cung cấp các giải pháp đổi mới ngày càng lớn. Tuy nhiên, chỉ một nhóm nhỏ các công ty hàng đầu mới có đủ tài chính và nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu thị trường khi sử dụng phương pháp triển phần mềm truyền thống.

Hầu hết các công ty phải gồng gánh một lượng công việc tồn đọng khổng lồ, gặp rất nhiều khó khăn khi thuê các nhân viên có đủ năng lực và những nhân viên này cũng thường xuyên quá tải. Ngoài ra, sự xuất hiện của đại dịch COVID khiến cách doanh nghiệp muốn tồn tại càng cần trở nên linh hoạt và nhanh chóng thích ứng với hoàn cảnh mới.

Low-code đơn giản hoá các công đoạn phát triển phần mềm hơn rất nhiều, và vì vậy các công ty quy mô lớn hay nhỏ đều có thể áp dụng phương pháp này để tăng năng suất và tốc độ phát triển ứng dụng. Low-code nâng cao giá trị của các nhà phát triển, cho phép các công ty nhanh nhạy với xu hướng tận dụng hiểu biết về công nghệ mới để phát triển và duy trì các ứng dụng web và thiết bị di động chất lượng cao một cách dễ dàng.

Với low-code, người thiết kế UI/UX có thể phát triển front-end và người phát triển back-end có thể thử tạo mẫu một ứng dụng hướng đến người tiêu dùng.

Nói một cách đơn giản, low-code giúp các nhà phát triển hoàn thành nhiều tác vụ hơn. Với low-code, họ có thể dành phần lớn thời gian cho cách công việc đòi hỏi sự sáng tạo và giảm tải thời gian cho các công việc lặp đi lặp lại.

Trải nghiệm làm việc với low-code như thế nào?

Xây dựng phần mềm với low-code cũng giống như xây dựng phần mềm theo bất kỳ cách nào khác.

Trừ khi bạn lập trình thủ công bằng ngôn ngữ máy, ngay cả việc lập trinh sử dụng các ngôn ngữ bậc thấp cũng không khác gì đi đường tắt. Vì vậy, có thể nói việc xây dựng phần mềm bằng low-code cũng không khác gì xây dựng phần mềm bằng bất kì ngôn ngữ lập trình nào khác.

Hãy so sánh việc tạo ứng dụng bằng cách sử dụng các framework thông thường với việc tạo ứng dụng bằng low-code.

Quy trình phát triển ứng dụng truyền thống so với quy trình phát triển với low-code

Khi lập trình thủ công cho các ứng dụng web và thiết bị di động, phần lớn thời gian là dành cho các tác vụ lặp đi lặp lại. Vì vậy, ta cần tự hỏi tại sao lại lặp đi lặp lại một lối mòn khi phát triển một dự án mới trong khi hoàn toàn không cần thiết? Low-code cho phép tạo các ứng dụng một cách trực quan bằng cách sử dụng các nguyên tắc cơ bản đã được thử nghiệm trong thực tế. Nhờ lược bỏ những công việc rườm rà, ta có thể tập trung vào mục tiêu lớn hơn là sáng tạo ra giá trị mới.